Du lịch trực tuyến - Doanh nghiệp cần làm gì?

Du lịch hiện được đánh giá là ngành công nghiệp không khói, có khả năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Việt Nam trở thành một tên tuổi đáng tin cậy về dịch vụ, cảnh quan và văn hóa trên bản đồ du lịch thế giới. Trong năm 2015, ngành du lịch Việt Nam đạt mục tiêu thu hút được từ 7 triệu đến 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 37 triệu lượt khách du lịch nội địa. Để đạt được mục tiêu này, không chỉ các địa phương có tiềm năng du lịch mà cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như: khách sạn, nhà hàng, điểm đến, tour du lịch... và các dịch vụ bổ trợ cho khách du lịch cần nỗ lực hơn nữa để cải thiện chất lượng và đa dạng loại hình dịch vụ.

Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này đều hiểu được thương mại điện tử chính là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển du lịch. Du lịch trực tuyến đang dần trở thành một cuộc đua khốc liệt trên quy mô toàn cầu.

Theo một báo cáo mới đây của Google, Việt Nam có 129,7 triệu điện thoại di động được đăng kí hoạt động, 47,7 triệu người dùng Internet, 45,8 triệu số lượng đăng kí kết nối 3G, 37,8 triệu người dùng mạng xã hội tích cực. Các ứng dụng giải trí chiếm nhiều thời gian sử dụng trên di động, nhưng phần lớn các giao dịch lại được thực hiện trên các trang web, Trong đó: 70 % người dùng du lịch, 71% người bán lẻ và công nghệ, 64% người dùng dịch vụ địa phương sử dụng các trang web thường xuyên cho mục đích thương mại, 48% người Việt Nam tìm kiếm khách sạn, 37% tìm kiếm chuyến bay và 42% tìm kiếm các phương tiện di chuyển khác từ thiết bị di dộng. Mức thâm nhập Internet của Việt Nam: 51,5% vào 30 tháng 6/2016, 50% vào tháng 10/2015, 30% vào tháng 9/2010, 10% vào tháng 9/2005. Dự kiến đến năm 2015, Việt Nam có sự tăng trưởng đột phá trong kinh doanh thương mại điện tử: từ 0,4 tỷ USD lên 7,5 tỷ USD.

Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử đã góp phần thay đổi mạnh mẽ cách thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp du lịch, các dịch vụ trực tuyến hoạt động mạnh mẽ. Nó trơ thành một haojt động thường niên thay vi còn là xu hướng như trước đây. Nhưng đa phần các doanh nghiệp lữ hành lớn hoặc khách sạn tên tuổi mới quan tâm đến việc phát triển thương hiệu trong môi trường này. Vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì đến ứng dụng có hiệu quả thương mại điện tử cho ngành du lịch? Đầu tư bài bản vào công nghệ thông tin như: thiết kế website, công nghệ phần mềm quản lý du lịch trực tuyến hay thay đổi chiến lược kinh doanh dựa vào các OTAs...? Sự kiện "Ngày du lịch trực tuyến 2017" được tổ chức vào ngày 05/7 tới đây tại TP. Hồ Chí Minh sẽ đề cập đến toàn bộ các nội dung của du lịch trực tuyến, giải đáp toàn bộ nỗi băn khoăn, trăn trở và bài toán đầu tư vào du lịch trực tuyến thế nào cho hiệu quả.